Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn

doc 23 trang skquanly 16/04/2024 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
 TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
 *********&********
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH 
Đề tài
 BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
 LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
 NĂM HỌC 2013-2014
 Họ và tên: Lê Thị Lành 
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Kim Sơn
 Đông Triều - Quảng Ninh 
 Tháng 3/2014
 1 Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ 
giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao 
lãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức 
khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.vì vậy 
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là điều kiện tiên quyết nhằm 
khẳng định sự tồn tại của nhà trường.
 Trường Mầm non Kim Sơn nằm trên địa bàn xã Kim Sơn được sự quan tâm 
của Đảng ủy, Ủy Ban Nhân dân xã Kim Sơn - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông 
Triều đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, 
cung cấp trang thiết bị phục vụ nuôi dạy trẻ tương đối đầy đủ, môi trường giáo dục 
tốt, đáp ứng nhu cầu trẻ phát triển toàn diện.Trường được xây dựng khang trang 
sạch đẹp. Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, năng nổ nhiệt tình, đoàn kết với nhau 
thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Đa số phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của 
bậc học Mầm non, từ đó cũng đã kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng chăm lo 
giáo dục các cháu. 
 Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó còn gặp nhiều khó khăn: đội ngũ giáo 
viên trẻ mới ra trường nên ít kinh nghiệm giảng dạy. Mặt khác một số ít giáo viên 
đã có thâm niên trong nghề việc thực hiện chương trình cải cách đã hình thành thói 
quen từ soạn giảng đến các hoạt động trên lớp, vì vậy khi tiếp cận chương trình 
giáo dục Mầm non mới là một trở ngại lớn, từ đó trường cũng gặp rất nhiều khó 
khăn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
 Chính vì vậy cho nên tôi đã tìm “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm 
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Kim Sơn”
 Mục đích là để cho nhiều giáo viên của nhà trường học tập rút kinh nghiệm và 
tự phấn đấu để có tay nghề vững vàng, sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững 
kiến thức, luôn thể hiện tốt thái độ sư phạm và trong các tiết dạy luôn đạt kết quả 
cao.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là: giúp cho đội ngũ 
giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc nội dung và 
phương pháp giảng dạy, phát huy được tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ
 3. Thời gian và địa điểm: 
 */Thời gian: 
 - Xây dựng đề cương từ ngày 9/10/2013
 - Viết đề tài từ ngày 2/2/2014
 - Hoàn thành đề tài ngày 20/3/2014
 */ Địa điểm: 
 Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, do thời gian và điều kiện không cho phép 
nên tôi chỉ nghiên cứu về: Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại 
Trường Mầm non Kim Sơn- Đông Triều – Quảng Ninh.
 4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn: 
 Đề tài này thể hiện sự quan tâm thiết thực đến chất lượng dạy học của đội ngũ 
giáo viên Trường Mầm non Kim Sơn. Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình 
độ chuyên môn nghiệp vụ, bên cạnh đó giáo viên được bồi dưỡng trang bị thêm 
những kiến thức, kĩ năng sư phạm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
 3 ủng hộ về tinh thần và vật chất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho trường lớp, 
tạo điều kiện để đưa trường học phát triển đi lên cùng với các trường khác. Để thực 
hiện được các yêu cầu trên, người giáo viên mầm non phải có trình độ chuyên môn 
vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt thật sự là tấm gương sáng cho các cháu noi 
theo. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về 
chuyên môn mạnh về công tác quản lý lớp và các hoạt động phong trào, đạo đức 
lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non năm 2020 mà Đảng ta đã 
khẳng định. Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ 
ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của 
những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
 Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội 
ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép 
sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, 
sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay. 
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.Vì vậy việc bồi dưỡng 
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
 2.Về mặt thực tiễn:
 Đảng và Nhà Nước ta đã đánh giá cao vai trò của giáo dục, luôn coi giáo dục 
đào tạo cùng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho con người là 
đầu tư cơ bản, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Vì vậy đòi hỏi mỗi một 
người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm. Là 
phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường với nhận thức và hiểu biết của 
mình cũng xin được đưa ra “Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao 
chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Kim Sơn”
 2.Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
 2.1. Thực trạng: 
 */ Đối với giáo viên: 
 Tổng số giáo viên: 33 đồng chí Trong đó: Trình độ Đại học: 14 đồng chí; Cao 
đẳng 09 đồng chí; Trung cấp 17 đồng chí.
 Phần đông giáo viên là đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh 
nghiệm, còn hạn chế về tính sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, sử 
dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng, còn hạn chế trong việc trình bày hồ sơ sổ 
sách, việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế, 
Một số giáo viên còn thụ động, chưa có ý thức cao trong việc tự học tập nâng cao 
trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó một số giáo viên năng lực hạn chế 
 */Đối với Ban giám hiệu nhà trường: 
 Ban giám hiệu đã bồi dưỡng và hướng đẫn giáo viên về chuyên môn nhưng 
thời gian còn hạn chế, nội dung hướng dẫn chưa được cụ thể, sát thực vì vậy hiệu 
quả chưa cao.
 2.2. Các giải pháp: 
 */ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ 
quản lý, giáo viên, nhân viên: 
 5 chỉ đạo chung các tổ. Hai tuần trên một tháng chúng tôi cũng tổ chức được ít 
nhất một chuyên đề của một tổ, có những tuần cả 3 tổ đều có tiết dạy chuyên đề. 
Trong mỗi tiết dạy chuyên đề chúng tôi đều chọn các giáo viên dạy một cách phù 
hợp và thường chia ra để tạo điều kiện cho mỗi giáo viên đều có cơ hội tham gia 
chuyên đề một cách có hiệu quả nhất. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn và Hiệu 
phó là cùng với các giáo viên dạy chuyên đề đó soạn bài và trao đổi về bài dạy 
trước khi giáo viên giảng, trực tiếp chỉ đạo giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi giờ 
dạy chuyên đề.
 + Hoạt động dự giờ thường xuyên của các giáo viên:
 Khác với cách làm trước đây, các giáo viên hầu như chỉ được tham gia dự giờ 
nhân dịp các ngày lễ mang tính chất thao giảng của mỗi giáo viên (Mỗi dịp kỉ 
niệm, các giáo viên thường đăng kí tham gia thao giảng một tiết dạy để chào mừng 
và các giáo viên trong tổ đến dự giờ) do đó việc tổ chức rút kinh nghiệm cho mỗi 
tiết dạy còn rất hạn chế, phần lớn các giáo viên chỉ dự giờ chứ ít khi rút kinh 
nghiệm vì cho rằng đó là tiết dạy chào mừng. Cũng chính vì lí do trên mà công tác 
dự giờ của giáo viên kém hiệu quả, giáo viên chưa thực sự ý thức tự giác trong trao 
đổi bài với đồng nghiệp và dần đánh mất cơ hội tham gia góp ý bài dạy cho đồng 
nghiệp, các đóng góp ý kiến thường chỉ tập trung vào các cán bộ chỉ đạo như Tổ 
trưởng hay Hiệu trưởng, Hiệu phó. Xuất phát từ những thực tế đó, bản tôi đã chú ý 
khắc phục để đưa ra những cách làm khác nhau giúp giáo viên tích cực chủ động 
hơn trong việc dự giờ thăm lớp. Căn cứ vào lịch dạy trên lớp của mỗi giáo viên, 
chúng tôi đã cùng với các tổ trưởng chuyên môn lên lịch dự giờ cụ thể cho mỗi 
giáo viên. Việc làm này đã giúp giáo viên tự giác, tích cực hơn rất nhiều trong hoạt 
động dự giờ. Nếu như trước đây giáo viên e ngại không đến dự giờ đồng nghiệp vì 
làm họ mất tự nhiên và nhiều người không thông cảm cho rằng người đi dự là tinh 
vi này nọ,... thì nay giáo viên đã chủ động hơn vì có lịch cụ thể. Đây là một hoạt 
động theo tôi là rất có hiệu quả, người dạy thì chủ động về bài dạy do đó chất 
lượng bài dạy sẽ cao hơn rất nhiều, còn người dự thì không phải chỉ được dự giờ 
một tuần 1, 2 tiết theo quy định, mà có khi được dự cả 5, 7 tiết. Sau mỗi tiết dạy, cả 
người dạy và người dự đều rút được kinh nghiệm để chủ động hơn cho các bài sau.
 (Phụ lục 1)
 +Hoạt động rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên:
 Hoạt động rút kinh nghiệm là một hoạt động quan trọng nhất trong việc dự 
giờ, thăm lớp. Nắm được vai trò và ý nghĩ của hoạt động đó, là Hiệu phó phụ trách 
chuyên môn tôi đã chủ động giúp giáo viên thực hiện tốt nhất quyền tự chủ của 
mình. Khác với cách làm trước đây, giáo viên ít khi được góp ý bài dạy của đồng 
nghiệp hoặc có góp ý cũng rất e dè chưa mạnh dạn thì nay chúng tôi đã tạo điều 
kiện để giáo viên khắc phục tình trạng này bằng cách cho giáo viên ghi lại những ý 
kiến đóng góp của mình vào phiếu dự giờ, khi sinh hoạt chuyên môn, mỗi giáo 
viên dựa vào phiếu đó để phát biểu ý kiến xây dựng tiết dạy. Nếu trong tiết dạy có 
nhiều ý kiến đóng góp trái ngược nhau thì Tổ trưởng sẽ trực tiếp thống nhất ý kiến 
với các giáo viên để đi đến kết luận và có thể chỉ đạo giáo viên dạy lại tiết dạy đó 
để mỗi giáo viên thực sự hết những thắc mắc băn khoăn về tiết dạy. Đây là hình 
thức để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, giúp bản thân mỗi giáo viên phải 
nghiêm túc dự giờ, tự học tập, nghiên cứu sâu hơn các tiết dạy của đồng nghiệp, 
 7 sáng tạo, trẻ rất thích chơi với đồ dùng, đồ chơi và đồ chơi được luôn luôn thay đổi 
sẽ thu hút trẻ vào cuộc chơi lâu hơn, hứng thú trong khi chơi hơn. Trong điều kiện 
kinh tế còn khó khăn, cha mẹ các cháu không có tiền để mua thêm đồ chơi cho các 
cháu học. Là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đã hướng dẫn cho giáo 
viên tận dụng một số phế liệu, vật sẳn có tại địa phương để làm ra đồ dùng, đồ chơi 
đẹp mắt cho các cháu,phục vụ dạy học và vui chơi của trẻ.
 - Qua giờ dạy có chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, nên việc truyền thụ kiến 
thức cho các cháu dễ dàng hơn,vì lứa tuổi này phương pháp quan trọng nhất là trực 
quan, hình ảnh, sinh động. Cho nên việc bồi dưỡng một số kỹ năng làm đồ dùng 
dạy học cho giáo viên là một trong những yêu cầu quan trọng giúp cho giáo viên 
nâng cao được chất lượng giờ dạy, nâng cao được chuyên môn trong việc sử dụng 
đồ dùng trực quan trong tiết dạy, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm 
vụ của mình.
 */Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên qua chuyên đề:
 Hoạt động chuyên đề là hoạt động cơ bản, giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy 
tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong chuyên môn. Là Phó Hiệu trưởng 
phụ trách chuyên môn qua mỗi lần tổ chức hoạt động chuyên đề,tôi thấy chất 
lượng giảng dạy của người giáo viên được nâng lên, phát huy được năng lực, sáng 
kiến của từng thành viên trong tổ, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, cách làm hay 
trong tổ, trong toàn trường, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.
 Thực tế hiện nay chương trình giáo dục luôn coi trọng thực hành, vận dụng 
chương trình theo hướng đổi mới. Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và 
phương pháp thích hợp để giảng dạy sát với từng đối tượng trẻ, có lồng ghép các 
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống.... Trong các buổi 
sinh hoạt chuyên môn tôi thường xuyên động viên, khuyến khích việc học và tự 
học, tự bồi của giáo viên. Mặc dù, giáo viên của chúng ta hiện nay hầu hết có văn 
bằng đạt chuẩn, trên chuẩn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ khá vững vàng. 
Song không phải lúc nào kiến thức, kĩ năng sư phạm cũng đáp ứng được tất cả 
những tình huống dạy học và các mối quan hệ xã hội. Chưa kể đến một vài giáo 
viên còn có nhiều hạn chế trên từng vấn đề cụ thể cần khắc phục. Hơn nữa, đổi 
mới để phát triển là điều tất yếu trong mọi lĩnh vực cuộc sống, nó càng đặc biệt 
quan trọng hơn trong công tác giáo dục đào tạo hiện nay. Vì vậy, việc không 
ngừng học tập vươn lên để nhận thức là điều không thể thiếu đối với người làm 
nghề dạy học. Nếu không học tập để phát triển kiến thức và tư duy theo hướng đổi 
mới, hiện đại thì đến một lúc nào đó, khi không đáp ứng được nhu cầu phát triển 
của xã hội, thì có thể chúng ta sẽ bị đào thải. Ý thức được điều đó, các giáo viên đã 
tích cực hơn trong việc học tập, nâng cao trình độ và tự học tự bồi dưỡng. Song, 
còn có những tồn tại khó khăn như: thời gian học tập không nhiều, việc học không 
được toàn tâm, toàn ý bởi giáo viên chúng ta đa số là nữ, đi học chỉ mong mau 
chóng về nhà, còn bao nhiêu là việc phải làm;Có chút thời gian ở nhà, định làm tài 
liệu để tự học, tự nghiên cứu nhưng còn bận con cái, cơm nước, dọn dẹp nhà 
cửa...còn trăm thứ nữa, làm sao mà ngồi yên để học được; Khó quá, đọc không thì 
không hiểu; nghiên cứu, tìm tòi tài liệu thì mất thời gian, một mình không có đồng 
nghiệp hỗ trợ thì khó mà giải quyết được vv...Chính vì vậy mà hiệu quả chưa thật 
sự như mong muốn. Chính vì vậy để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có hiệu 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon_nham_na.doc